Bánh trôi bánh chay là những loại bệnh quen thuộc không thể thiếu trong ngày Tết Hàn Thực. Ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu? Từ đâu mà có ngày này?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Bánh trôi bánh chay là những loại bệnh quen thuộc không thế thiếu trong ngày Tết Hàn Thực. Ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu? Từ đâu mà có ngày này? Chúng ta hãy cùng thư viên Xem bói đi tìm hiểu rõ hơn về ngày này ngay sau đây.

Tìm hiểu ngay xem ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu

1. Ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu?

Khi được hỏi về ngày bánh trôi bánh chay, có lẽ ai cũng biết đó là ngày Tết Hàn Thực, tuy nhiên khi được hỏi ngày bánh trôi bánh chay là ngày bao nhiêu thì lại không nhiều bạn biết được chính xác.

Tết Hàn Thực hay tết bánh trôi bánh chay được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. “Hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại miền bắc Việt Nam và ở một số tỉnh của Trung Quốc.

Hàng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, những gia đình có thời gian họ sẽ tự làm bánh trôi bánh chay, còn với những gia đình quá bận rộn họ có thể mua sẵn ở chợ về để cúng lễ gia tiên. Đây không chỉ là ngày thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống mà nó còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.

Xem thêm: Giải mã hiện tượng nháy mắt phải, giật mắt trái

2. Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực – ngày bánh trôi bánh chay

Theo nghĩa chữ Há, hàn có nghĩa là lạnh, thực là ăn, Tết Hàn Thực là Tết ăn đồ lạnh. Phong tục cổ truyền này bắt nguồn từ Trung Quốc, theo một câu chuyện ly kỳ truyền tụng qua nhiều đời.

Chuyện kể lại rằng, trong thời Xuân Thu những năm 770 – 221, vua Tấn Văn Công thuộc nước Tấn, vì gặp loạn nên đã phải bỏ nước để đi lưu vong bên nước Tề, nước Sở. Một hôm trên đường đi lánh nạn, do lương thực cạn kiệt nên hiền sĩ có tên Giới Tử Thôi đã phải cắt lén một miếng thịt trên đùi mình nấu để dâng lên vua. Sau khi vua phát hiện ra hết lòng cảm kích.

Giới Tử Thôi đã theo hầu vua Tấn Văn Công liền 19 năm trời, chịu nhiều khổ cực vô cùng. Nhưng khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi vua, giành lại được nước Tấn, đã phong thưởng cho tất cả mọi người trừ Giới Tử Thôi. Tuy nhiên Giới Tử Thôi không vì thế mà oán hận. Ông đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Sau vua Tấn nhớ ra và cho người đi tìm Giới Tử Thôi tuy nhiên ông không còn màng tiền bạc danh vọng vì vậy nhất quyết không về lĩnh thưởng. Vua thấy vậy liền sai người đốt rừng nhằm thôi thúc Giới Tử Thôi về nhưng không ngờ cả 2 mẹ con Giới Tử Thôi quyết chí không quay trở lại, cuối cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua vô cùng hối hận, đã cho lập miếu thờ. Hàng năm đến ngày 3 tháng 3 tức ngày chết cháy của Giới Tử Thôi, nhà vua cấm tất cả nhân dân không được nấu lửa trong ngày này. Từ đó ngày 3 tháng 3 được gọi là Tết Hàn Thực.

3. Ý nghĩa ngày bánh trôi bánh chay

Khác với Tết Hàn Thực của Trung Quốc, ở nước ta vào ngày này mọi người vẫn nấu nướng bình thường, chỉ là sáng tạo ra 2 loại bánh trôi và bánh chay với ý nghĩa tượng trưng cho thức ăn nguội  - hàn thực để tỏ lòng thành kính tưởng nhớ đến những người đã khuất mà thôi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

xem phong thuy xem boi xem tuong xem tu vi tu van phong thuy xem boi online


chuyện ấy của chàng Bùa yêu Ngay thang nam SAO THIÊN VIỆT quang nhung khắc vị trí Văn Xương lục diệu Sao Đại Hao giấc mơ điều kiêng kỵ trong phòng ngủ Sao Đẩu Quân ở cung mệnh Vị trí của cửa và những gợi mở về nhà khuyết cung đặt tên theo ngũ hành năng 500 điều kiêng kỵ trong phong thủy trang bà tướng răng cửa bán dụng cụ hóa học xem boi tay 2009 mệnh gì Đoán sao Quả tú Lá số tử vi phạm tội lần đầu thuộc trường hợp 34 Rằm tháng bảy chiêm bao thấy rắn đuổi Phong thủy ô tô chân đàn ông nến Những màu sắc trang trí đại kỵ trong Cầu tài lộc Thánh xem bói vết bớt trên mặt Thiên Bình tướng đẹp e ngại quan âm bo tat cách xem tướng số qua đôi mắt Số đẹp thần tướng ngực phụ nữ Cong Vật Sắc màu và tính cách của chàng Bố Hội Ninh Hiệp Xem nốt ruồi la